Tỏi đen là kết quả của sự lên men từ tỏi trắng, trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và thời gian thích hợp. Sử dụng tỏi đen đúng cách sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tác dụng của tỏi đen giúp ngăn ngừa nhiều bệnh như tiểu đường, huyết áp, cảm cúm, tim mạch,… hay thậm chí là ung thư.
1. Tỏi đen là gì và được hình thành như thế nào?
Nhiều nguời nhầm tưởng là có cây tỏi đen, nhưng thật ra tỏi đen không có trong tự nhiên. Tỏi đen là thành phẩm sau quá trình lên men của tỏi trắng, trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Thời gian để tỏi trắng lên men thành tỏi đen phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kích thước tép tỏi; số lượng tỏi nguyên liệu; lượng nước có trong tỏi; nhiệt độ của môi trường lên men,… Thời gian để lên men thành tỏi đen có thể dao động trong khoảng từ 6 đến 60 ngày. Khi lên men thành công, hàm lượng các hoạt chất có trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng.
Alliin là thành phần chính có trong tỏi tươi, hợp chất này dễ bị enzym alliinase chuyển đổi thành allicin khi bị cắt nhỏ hoặc nghiền nát. Còn tỏi đen, nhờ vào phản ứng Maillard trong quá trình lên men làm cho hàm lượng các nhóm hoạt chất tăng lên rất nhiều (Như các hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường Fructose,…). Đặc biệt, hàm lượng hoạt chất chính là S-allyl-L-cystein (SAC) đã tăng lên gấp 4 – 5 lần so với tỏi tươi. Do vậy, trong ứng dụng y học, tỏi đen có tác dụng mạnh hơn tỏi tươi rất nhiều.
Nhìn chung, tỏi đen rất dễ ăn, khác hoàn toàn với tỏi trắng có mùi hăng và gây hôi miệng. Tỏi đen có vị ngọt, dẻo giống hoa quả sấy, nhưng lại có mùi thơm đặc trưng của tỏi đen. Do không có mùi hăng ăn nên có thể ăn tỏi đen mỗi ngày để tăng cường sức khỏe mà không sợ bị hôi miệng.
2. Tác dụng của tỏi đen
Tỏi đen ngày càng được ứng dụng rộng rãi cả trong lĩnh vực y học và chăm sóc sức khỏe. Ăn tỏi đen hằng ngày sẽ có những tác dụng sau:
– Tỏi đen có tác dụng phục hồi tổn thương cơ bắp do tập luyện thể dục, thể thao; giúp cải thiện chức năng tiêu hóa; giúp cơ thể chống mệt mỏi; nhuận gan, nhuận táo; giúp ngủ ngon hơn; giúp cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các chức năng khác trong cơ thể.
– Hiện nay, có hơn 80 bệnh lý khác nhau có nguyên nhân liên quan đến gốc tự do. Tỏi đen có tác dụng giúp thu dọn gốc tự do rất mạnh. Có thể nói tỏi đen là dược liệu có tác dụng phòng bệnh rất tốt.
– Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan rất tốt. Do đó, tỏi đen được dùng trong các trường hợp viêm gan, xơ gan; phơi nhiễm với chất phóng xạ, hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại.
– Tỏi đen có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, tỏi đen được dùng cho người bị suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc chiếu xạ; những người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt. Đặc biệt hơn, với những bệnh nhân bị cúm, tỏi đen giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
– Tỏi đen còn có khả năng ức chế một số loại tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng.
– Ngoài ra, tỏi đen đã được chứng minh có tác dụng hạ cholesterol trong máu, giảm mỡ máu, tăng cường Cholesterol tốt (HDL), giúp điều hòa đường huyết. Do đó, có thể thấy tỏi đen rất tốt cho hệ tim mạch; đặc biệt là những người có nguy cơ cao như người béo, người bị mỡ máu.
>NẾU BẠN CÒN ÔNG BÀ, CHA MẸ THÌ NÊN XEM HẾT VIDEO NÀY. XEM NGAY!
3. Sử dụng tỏi đen như thế nào là đúng cách?
Theo bác sĩ khuyến cáo, mỗi ngày có thể dùng 3 – 5 gram tỏi đen. Không nên dùng quá nhiều vì có thể sẽ gây ra tác dụng phụ.
– Tỏi đen có thể ăn trực tiếp: Ăn trực tiếp từ hai đến ba củ tỏi đen mỗi ngày. Người già và trẻ em chỉ nên sử dụng từ 1 đến 2 củ mỗi ngày để phát huy được tối đa khả năng và công dụng của tỏi đen. Nên nhai kỹ khi ăn để các thành phần trong tỏi đen phát huy hết tác dụng.
– Tỏi đen ngâm rượu: Tốt nhất là dùng rượu nếp nguyên chất không pha cồn. Uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần uống 50 ml.
– Ngâm tỏi đen với mật ong: Tỏi đen kết hợp với mật ong có tác dụng rất mạnh trong điều trị nhiều chứng bệnh. Đặc biệt là ở trẻ em bị những bệnh do thay đổi thời tiết.
– Tỏi đen có thể ép lấy nước để uống, thích hợp cho các trường hợp bệnh nhân không được phép ăn hoặc không ăn được.
– Nấu ăn: Tỏi đen có thể chế biến cùng các món xào, nấu canh, súp,… Hoặc có thể ăn kèm với món ăn khác như salad,…
Tỏi đen có rất nhiều tác dụng quý. Vì vậy, chỉ cần ăn tỏi đen đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
>> Bạn sẽ hối hận hết phần đời còn lại nếu không xem hết Video này. Xem ngay!
- Máy làm tỏi đen (mua 1 tặng 1)