Bệnh đái tháo đường( hay còn gọi là bệnh tiểu đường) ngày một trẻ hoá và gia tăng theo thời gian. Đây là một loại bệnh mà cơ thể không thể điều chỉnh đường huyết một cách hiệu quả, do đó dẫn đến tình trạng đường huyết cao. Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khát nước, khô họng, tiểu nhiều, sụt cân,… thì bạn cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra vì đó có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
-
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường, còn được gọi là đái tháo đường, là một loại bệnh mà cơ thể không thể điều chỉnh đường huyết một cách hiệu quả. Điều này thường xảy ra do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách. Insulin là một hormone quan trọng giúp cơ thể chuyển đổi đường trong thực phẩm thành năng lượng.
Bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương thần kinh, suy thận, vấn đề tim mạch và các biến chứng khác nếu không được điều trị và kiểm soát đúng cách. Nếu bị đái tháo đường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong máu, tập thể dục đều đặn, chế độ ăn uống hợp lý thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường.
Dựa vào đặc điểm và các biểu hiện của bệnh chia ra làm 2 loại đái tháo đường: Đái tháo đường typ 1 và đái tháo đường typ 2
2. Các dấu hiện nhận biết bệnh tiểu đường
Các triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường là mức glucose trong máu cao hơn bình thường. Các biểu hiện ban đầu thường không rõ ràng nên rất khó phát hiện ra cho đến khi bệnh nặng hoặc có những biến chứng thì mới phát hiện ra
2.1. Triệu chứng đái tháo đường typ 1
Diễn biến bệnh rất nhanh và các triệu chứng xảy ra nhanh chóng. Một số triệu chứng thường gặp:
Thèm ăn và đói liên tục:
Cơ thể không thể sử dụng đường trong máu một cách hiệu quả, do đó cảm giác đói và thèm ăn xuất hiện thường xuyên.
Đi tiểu thường xuyên:
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tiểu đường là cảm giác buồn tiểu thường xuyên
Tiểu nhiều vào ban đêm.
Cảm giác mệt mỏi:
Do cơ thể không thể sử dụng đường để sản xuất năng lượng.
Giảm cân đột ngột:
Mặc dù bạn có thể ăn nhiều hơn nhưng vẫn giảm cân do cơ thể không thể sử dụng đường trong máu.
Cảm giác khát nước:
Đường huyết cao có thể gây ra cảm giác khát nước liên tục.
Mờ khi nhìn:
Đường huyết cao có thể ảnh hưởng đến thị lực, khiến bạn thấy mờ khi nhìn.
Ngứa da:
Đặc biệt là ở vùng niêm mạc, như tử cung và da bên dưới da.
Căng thẳng, khó chịu:
Đường huyết không ổn định có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và tinh thần.
Mùi hôi từ miệng hoặc cơ thể:
Do cơ thể cố gắng loại bỏ đường thừa qua nước tiểu và hơi thở.
2.2. Triệu chứng đái tháo đường typ 2
- Nhiễm trùng nấm men
- Vết thương không lành hoặc lành chậm: Bệnh tiểu đường có thể làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
3. Cách phòng tránh bệnh tiểu đường
3.1. Có một chế độ ăn uống lành mạnh
- Tăng lượng rau xanh, các loại ngũ cốc, các loại hạt trong bữa ăn hàng ngày
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia, rượu, nước ngọt,…
- Hạn chế sử dụng đường hàng ngày nên dùng đường tự nhiên có trong hoa quả, trái cây
3.2. Tập thể dục đều đặn:
- Mỗi ngày dành ít nhất 30 phút tập thể dục, vận động cơ thể
- Tham gia các môn như đi bộ, chạy, cầu lông, bơi lội,…
3.3. Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu Insulin như tỏi đen hay quả bưởi
- Tỏi đen chứa nhiều Isoleucine – hoạt chất có chức năng tạo năng lượng và sản xuất ra hemoglobin vận chuyển oxi trong máu đến các tế bào. Qua đó, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hợp lý.
- Quả bưởi: Ăn bưởi rất có lợi với các bệnh nhân tiểu đường. Bổ sung thường xuyên vào thực đơn có thể làm giảm lượng glucose, hạ đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường. Ở người không mắc bệnh, bưởi cũng được khuyến cáo ăn thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.( theo nguồn: cafef.vn)
Thực phẩm bổ sung không phải là thuốc và cũng không thay thế thuốc chữa bệnh vì vậy nên hỏi bác sĩ trước khi dùng
Viaicom- Vì sức khoẻ người Việt